034.884.55.88

Một số biện pháp kỹ thuật giúp tăng năng suất và chất lượng cây ăn trái

MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỂ CÂY ĂN TRÁI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Kỹ thuật trồng cây ăn trái như thế nào để đạt năng suất cao, phát triển tốt là điều mà nhiều bà con làm vườn thường đặt ra. Ai trồng cây rồi cũng muốn cây ra trái to, không nhiễm bệnh để thu hoạch khả quan trong mỗi mùa vụ. Bài viết sau đây của công ty Cổ phần thực phẩm Quốc tế Hoàng Gia Việt sẽ cung cấp thêm những thông tin về một số kỹ thuật và chăm sóc cây ăn trái giúp cây đạt năng suất cao.

Một Số Kỹ Thuật Để Cây Ăn Trái Đạt Năng Suất Cao

I. Những Kỹ Thuật Giúp Cây Ăn Trái Tăng Năng Suất

 1. Kỹ thuật trồng mới cây ăn trái

Lựa chọn đất trồng: có kết cấu tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt, độ dốc không quá 20 độ và gần với nguồn nước tưới.

Chọn giống cây trồng: có đủ các tiêu chí như có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm bệnh, không sâu, khả năng chống chọi với thời tiết tốt.

Thiết kế vườn trồng mới: Trồng nhiều giống cây khác nhau trong vườn, trồng xen kẽ cây hằng năm với cây ngắn ngày (đậu, ngô,…) ở giai đoạn thiết lập vườn khoảng hai mùa để gia tăng hiệu quả của việc quản lý dịch hại tổng hợp.

  • Có thể trồng thêm một số cây che phủ cho cây trồng nhằm đem lại môi trường sống hữu ích cho côn trùng không gây hại để đa dạng sinh học trong vườn trồng.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa để cây không bị tích trữ nước hình thành nên một số bệnh hại.Một Số Kỹ Thuật Để Cây Ăn Trái Đạt Năng Suất Cao
  • Mật độ cây trồng phù hợp đảm bảo cây trồng nào cũng có được ánh sáng tối ưu và thông khí tốt hỗ trợ kiểm soát nấm bệnh.

2. Kỹ thuật canh tác cây trồng

 Kỹ thuật làm đất:

  • Canh tác tạo ra nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng và tạo điều kiện sống thuận lợi cho nhiều loại sinh vật, từ đó cải thiện đa dạng sinh học. Kỹ thuật, phương pháp và dinh dưỡng của đất cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của từng nhóm đất và của cây trồng.
  • Làm đất bao gồm các kỹ thuật phổ biến như cày bừa, cày xới, san đất, đập đất, đào hố . Các hình thức làm đất và phơi khô, xới gốc, tiêu hủy tàn dư cây trồng, và nhổ cỏ dại là rất quan trọng để diệt trừ bất kỳ dịch hại nào còn sót lại sâu trong lòng đất. Bằng cách cày lật đất, ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt các sinh vật gây hại cho mùa vụ và được đưa lên bề mặt từ các lớp đất sâu.

Thời vụ gieo trồng thích hợp:

  • Tùy thuộc vào điều kiện và khí hậu của từng địa phương, kinh nghiệm trồng trọt, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh mà sẽ có những loại cây trồng phù hợp vào từng thời điểm để gieo trồng. Đây cũng là một cách để tạo nên sự lệch pha và mất cân bằng trong sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Biết cách điều chỉnh thời vụ hợp lý sẽ giúp bà con sử dụng hiệu quả tài nguyên khí tượng thủy văn, phân bố công việc đồng đều theo thời gian và khai thác tốt tiềm năng của đất trồng.

Sử dụng phân bón hợp lý:

  • Chú ý bón phân cân đối, tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây. Để đạt được mục tiêu nông nghiệp sạch, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ, kết hợp sử dụng phân vô cơ của các hãng phân bón nổi tiếng để bổ sung cho nhau và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, không nên bón quá nhiều đạm cho cây, vì quá nhiều đạm sẽ làm chậm quá trình “ra hoa và kết trái”, cây dễ bị nhiều loại vi sinh tấn công và xâm nhập.
  • Trồng cây bẫy: giống như tên của nó như một “cái bẫy” để “tung hỏa mù” thu hút các loại côn trùng, vi sinh vật gây hại hoặc tuyến trùng thực vật nhằm mục đích “diệt cỏ dại” bằng cách tập trung chúng vào một nơi để ngăn chặn sự xâm lấn của cỏ dại và lây lan sang cây trồng chính trong khi thu hoạch.

II. Chăm Sóc Thời Kỳ Kinh Doanh

1. Cắt tỉa hàng năm

Vào đúng thời điểm, áp dụng những phương pháp cắt tỉa để loại bỏ cành yếu, rậm rạp giúp cây cân bằng sinh trưởng, hạn chế sâu bệnh hại.

2. Thời điểm bón phân để cây luôn đủ dinh dưỡng

Bón phân cho cây ăn trái đúng thời điểm là điều mà bà con luôn cần lưu ý vì cây trồng nói chung và cây ăn trái nói riêng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau theo thời gian, bón phân đúng liều lượng, chất lượng, đúng thời điểm sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

3. Tưới nước

Căn cứ vào khả năng giữ nước của từng loại đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để xác định lương nước cần tưới và số lần tưới để cây không bị tích trữ nước, và mỗi lần bón phân giúp phân hòa tan được, tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

 4. Bao quả

Để nâng cao chất lượng mẫu mã và phòng trừ sâu bệnh, bà con có thể sử dụng các loại túi bao trái chuyên dụng để bao trái ngay từ khi còn nhỏ.

5. Phòng trừ sâu bệnh

  • Lựa chọn giống cây thích nghi với điều kiện thời tiết địa phương, tăng sức đề kháng và giảm bớt sâu bệnh.
  • Thăm vườn và kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời các hiện trạng.
  • Tạo môi trường sống đa dạng, cây nông lâm kết hợp tăng cường thiên địch của sâu bệnh.
  • Tỉa cành, tạo tán phù hợp và tăng sự thông khí của vườn cây ăn trái.
  • Một số loại sâu bệnh như: ruồi đục quả, nhện đỏ, bọ xít, bệnh thối gốc ở rễ, bệnh sương mai, bệnh chảy gôm…Cây Ăn Trái Đạt Năng Suất Cao

III. Tri-Humic – Chế Phẩm Sinh Học Cho Cung Cấp Dinh Dưỡng Cao Cấp, Bồi Bổ Cho Đất Và Cây Ăn Quả

Bà con nông dân trồng cây ăn quả theo định hướng kinh tế cần sử dụng hỗ trợ thêm chế phẩm Tri-Humic cho cây ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, xanh cây, mập chồi, đẹp trái. Sản phẩm giúp năng suất thu hoạch cao hơn, đem lại lợi nhuận tốt hơn cho người trồng.

Sản phẩm giúp Cây Ăn Trái Đạt Năng Suất Cao

Thành phần:

  • Hữu cơ: 15%
  • Trichoderma Spp: 1×10^8 CFU/g

 

Công dụng:

  • Bồi bổ dinh dưỡng cho cây trồng, tăng khả năng đẻ nhánh.
  • Phục hồi cây suy yếu sau khi thu hoạch, giúp phân hóa mầm hoa, ra nhiều hoa, đậu trái cao, giảm rụng trái, trái chắc bóng đẹp.
  • Bung chồi, xanh lá, khỏe cây, giúp khai thác cây trồng bền vững theo hướng an toàn sinh học.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây ăn trái: dùng vào thời điểm trước khi cây ra hoa, khi đậu trái 15-20 ngày/lần và sau thu hoạch.

  • Khi tưới gốc: sử dụng 1kg tri-humic pha với 400-600 lít nước sạch.
  • Bón trực tiếp: 1kg tri-humic bón cho 2.000 m^2 (có thể trộn chung với các loại phân bón khác để bón cùng)

Lưu ý:

  • Dùng đúng liều lượng để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Để xa tầm với của trẻ em.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.